--
--

************************************************************************************

Các hiệu ứng tâm lý từ lâu đã được nghiên cứu và trở thành công cụ để con người điều chỉnh cuộc sống, tận dụng những hiệu ứng này để làm công việc nhẹ nhàng hơn. Tâm lý con người rất phức tạp, nó vừa có tính riêng biệt vừa có tính chung, đằng sau mỗi một hành vi đều ẩn chứa bí mật tâm lý kỳ diệu. Nhiều hiện tượng tâm lý hành vi hữu dụng nhất sẽ giúp bạn hiểu thêm về hành vi của người khác và của cả bản thân mình


1. Khi một nhóm người cùng cười, họ sẽ nhìn về phía người mình thân thật (hoặc muốn thân nhất). Nếu muốn biết ai đang quan tâm tới bạn hoặc muốn tỏ ra quan tâm tới một thành viên khác trong nhóm, hãy thử phương pháp này và xem ai đang nhìn mình.
2. Mỗi khi cảm thấy căng thẳng hoặc hồi hộp, hãy nhai kẹo cao su hoặc ăn một thứ gì đó. Việc ăn trong khi làm những việc tạo ra căng thẳng đánh lừa não bộ, não sẽ nghĩ rằng chúng ta không thể gặp phải nguy hiểm bởi vì ta đang ăn. Trong lần tới làm một thứ gì đó khiến bạn không thoải mái, hãy nhai kẹo cao su trong lúc làm để thực hiện nó tốt hơn.
3. Nếu ai đó giận dữ với bạn nhưng bạn vẫn tỏ ra bình tĩnh, sự tức giận của họ sẽ càng cao hơn. Thế nhưng, sau khi cơn giận nguôi đi, họ sẽ tự cảm thấy có lỗi hơn bao giờ hết.

5. Những thể hiện cảm xúc có thể ảnh hưởng tới cảm xúc thật. Nếu như bạn muốn cảm thấy vui vẻ, hãy nở một nụ cười thật lớn, ngược lại nếu bạn muốn mình buồn, hãy thử khóc xem sao.4. Nếu bạn hỏi ai đó một câu hỏi và họ đưa ra câu trả lời nửa vời, hãy giữ kết nối mắt (nhìn thẳng vào mắt họ) và không nói gì cả. Người trả lời sẽ hiểu rằng câu trả lời của họ chưa hợp lý, chưa đủ làm bạn hài lòng và sẽ cố gắng thỏa mãn bạn bằng những câu trả lời khác. Nếu họ không nói gì thêm, có thể họ đang nói dối và muốn che dấu điều này.
6. Đừng bao giờ nói hay viết 2 điều "tôi nghĩ là" hoặc "tôi tin rằng". Đây là những thứ không chắc chắn, nó cho thấy câu nói của bạn thiếu thuyết phục và bạn đang không tự tin khi nói.
7. Trước một buổi phỏng vấn, hãy tưởng tượng ra bạn là người quen lâu năm với người phỏng vấn. Hãy tự tạo cho mình trách nhiệm về những thứ mình nói với người kia, khi đó cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra thuận lợi hơn.

8. Nếu khi gặp một ai đó bạn tỏ ra rất vui mừng và hào hứng sau đó giữ thái độ này tới cuối buổi gặp mặt, trong lần gặp mặt tới họ sẽ còn tỏ ra vui mừng, hào hứng hơn bạn trước đây. Đây là cách thức mà chó hay làm với chúng ta mỗi khi chúng ta đối xử với chúng theo cách hạnh phúc.
9. Khi bạn nhờ người khác giúp đỡ, nếu vừa mới bắt đầu đã đưa ra yêu cầu quá cao thì rất dễ bị cự tuyệt, ngược lại nếu đầu tiên bạn đưa ra yêu cầu nhỏ thôi, sau khi người khác đồng ý hãy tăng thêm yêu cầu thì sẽ dễ đạt được mục tiêu hơn. Hiện tượng này được các nhà tâm lý học gọi là “hiệu ứng ngưỡng vào”. Hiệu ứng này cũng vận dụng khá hữu hiệu trong giáo dục con cái trong gia đình. Hãy yêu cầu thấp thôi, khi trẻ đã làm đúng rồi, hãy cho chúng sự khẳng định và biểu dương, khích lệ, thế thì những yêu cầu tăng dần sau đó sẽ khiến trẻ vui vẻ thực hiện hơn.
10. Rất nhiều cảm xúc cũng như hiệu ứng cảm xúc có liên quan tới nhịp thở, nhịp tim. Ví dụ điển hình là khi gặp một người khiến bạn vui hay gặp người bạn thích, bạn sẽ thở gấp hơn và tim sẽ đập nhanh hơn. Khi gặp phải những vấn đề phức tạp hoặc nguy hiểm, hãy hình dung chúng là những thử thách khó khăn, khi đó bạn sẽ kiểm soát được nhịp thở, tim của mình và làm công việc kia nhẹ nhàng hơn.
11. Đa phần mọi người không thể phân biệt được một người giỏi thật sự với một người rất tự tin. Nếu như bạn tỏ ra rằng mình biết việc, biết mình đang làm gì, người khác sẽ có xu hướng vây quanh bạn.

12. Nếu là một người bán hàng trong cửa hàng hoặc làm các dịch vụ khách hàng, hãy thử đặt một tấm gương ở sau lưng bạn để khách có thể tự nhìn thấy chính mình. Hiệu ứng tâm lý này sẽ giúp khách kém "hung hãn" hơn bởi họ không muốn tự nhìn thấy mình là một kẻ lỗ mãng.
13. Nếu bạn tham gia một cuộc họp nhóm với một nhóm không thân thiết và ai đó làm việc cùng mình, hãy ngồi cạnh người đó. Tính bầy đàn sẽ khiến họ cảm thấy an toàn khi ở cạnh bạn và sẽ chọn bạn để làm việc cùng.
14. Khi bạn đi hẹn hò với ai đó, hãy đưa người này tới những nơi hoặc tham gia những hoạt động kịch tính (đi chơi tàu lượn chẳng hạn). Họ sau đó sẽ ghi nhớ tới bạn bằng cảm xúc kịch tính đó và điều này sẽ khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn. Thế nhưng, hãy thận trọng vì không phải ai cũng thích sự kịch tính đâu.
15. Càng nhìn vào mắt người khác nhiều, họ sẽ càng có thiện cảm và sự tin tưởng ở bạn. Muốn ai đó thích mình hơn hoặc tăng cường sự tin tưởng, hãy nhìn vào mắt họ thật nhiều.

16. Trong cuộc sống, mỗi người đều sẽ chịu sự ám thị tâm lý thế này hay thế kia, những ám thị này có cái tích cực, cũng có cái tiêu cực. Nếu một người chịu sự ám thị nào lâu dài thì kết quả họ sẽ trở thành đúng như loại ám thị đó.
17. Hiệu ứng siêu hạn thường xảy ra trong việc giáo dục gia đình. Ví dụ như khi đứa con phạm lỗi, bố mẹ cứ nhắc đi nhắc lại chuyện đó cùng lời khiển trách sẽ khiến đứa con từ buồn bã bất an chuyển sang mất kiên nhẫn, thậm chí chán ghét. Một khi bị “bức” quá thì sẽ xuất hiện tâm lý và hành vi phản kháng kiểu “lần sau mình sẽ làm vậy nữa”. Có thể thấy, sự khiển trách và đánh giá của bố mẹ dành cho con cái không được vượt quá giới hạn, đối với trẻ chỉ nên “phạm lỗi một lần, chỉ phạt một lần”. Cho dù muốn nhắc nhở lại thì cũng không nên lặp lại đơn thuần mà phải thay đổi góc độ, cách nói. Như thế thì trẻ mới không cảm thấy lỗi của mình cứ bị “giữ mãi không buông” mà sinh ra tâm lý chán ghét, phản nghịch.
18. Nhà tâm lý học Westerners đã từng giảng một ngụ ngôn thế này: Có một đám trẻ con chơi đùa huyên náo suốt ngày trước cửa nhà một ông lão. Mấy ngày qua đi, ông lão không thể chịu đựng nữa. Ông bèn cho mỗi đứa trẻ 10 đồng và nói: “Các cháu đã khiến ở đây thật náo nhiệt, làm cho ông cảm thấy mình trẻ lại rất nhiều, tiền này ông thưởng cho các cháu”. Bọn trẻ rất vui, hôm sau lại đến, nhưng lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 5 đồng. Bọn trẻ vẫn thích thú đến chơi ngày hôm sau, lần này ông lão chỉ cho mỗi đứa 2 đồng. Vậy là bọn trẻ tức giận bảo “Cả ngày mới được cả 2 đồng, ông có biết bọn cháu chơi đùa cũng mệt lắm không!”. Sau đó thì bọn trẻ không đến nhà ông lão chơi nữa. Trong câu chuyện này, cách của ông lão rất đơn giản, ông đã biến động cơ bên trong “chơi vì niềm vui của chính mình” từ bọn trẻ trở thành động cơ bên ngoài “chơi vì để được tiền”, và khi ông lão thao túng nhân tố bên ngoài này thì cũng đã thao túng được hành vi của bọn trẻ.

19. Một người không thể xem nhẹ khiếm khuyết của mình và của cả người khác. Bạn muốn một ai đó hoàn thiện hơn thì không thể chỉ dựa vào sở trường, tài năng của họ mà quên đi sở đoản hay tật xấu, cho dù nhìn vào tưởng chừng như chúng không hề ảnh hưởng gì. Bởi vì một mảnh gỗ ngắn đi thôi cũng đủ làm nước trong cả thùng chảy ra ngoài.
20. Một nhân tố khởi nguồn cực nhỏ nếu trải qua một thời gian nhất định và tác dụng với các nhân tố tham dự khác thì hoàn toàn có thể phát triển thành sức ảnh hưởng cực kỳ lớn và phức tạp. Hiệu ứng này nói với chúng ta rằng: Đừng bao giờ xem thường những thứ nhỏ bé. Một câu nói, một chuyện, một hành vi nhỏ nếu như đúng đắn sẽ ảnh hưởng tích cực rất lớn, còn nếu sai lệch, võ đoán thì ảnh hưởng tiêu cực cũng lớn như vậy.
- Sưu Tầm -

Đăng nhận xét Blogger

 
Top
Chia sẽ kinh nghiệm trong công việc