Đằng sau mỗi buổi phỏng vấn tuyển dụng luôn tồn tại những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát, kể cả khi bạn có một buổi phỏng vấn thực sự mĩ mãn. Tuy nhiên có một điều bạn có thể kiểm soát được: đó là cách bạn thể hiện mình trong khoảng thời gian từ khi buổi phỏng vấn kết thúc đến khi có kết quả cuối cùng.Đằng sau mỗi buổi phỏng vấn tuyển dụng luôn tồn tại những yếu tố mà bạn không thể kiểm soát, kể cả khi bạn có một buổi phỏng vấn thực sự mĩ mãn. Tuy nhiên có một điều bạn có thể kiểm soát được: đó là cách bạn thể hiện mình trong khoảng thời gian từ khi buổi phỏng vấn kết thúc đến khi có kết quả cuối cùng.
5 điều sau đây sẽ giúp cơ hội trúng tuyển của bạn gia tăng đáng kể:
Ghi chép lại những điều tốt và chưa tốt
của bạn trong buổi phỏng vấn
Đừng bao giờ cho phép bản thân dừng lại, kể cả khi
buổi phỏng vấn đã qua. Hãy lấy một tờ giấy và ghi chép lại những điểm cần chú ý
của buổi phỏng vấn. Những điểm tốt và điểm còn thiếu sót của buổi phỏng vấn là
gì, bạn sẽ học được gì từ đó? Câu trả lời của bạn đã thực sự đáp ứng được nhu
cầu NTD hay chưa, các kiến thức của bạn về doanh nghiệp đã đủ tốt, … Hãy tưởng
tượng lại tất cả diễn biến của buổi phỏng vấn hôm đó và rút ra những bài học
cho bản thân để các buổi phỏng vấn tiếp theo được tốt nhất.
Thiết lập liên lạc với nhà tuyển dụng
Chẳng ai muốn bị làm phiền nhưng sự im lặng kéo dài
của bạn có thể sẽ khiến người phỏng vấn hiểu sai rằng, bạn rất thờ ơ với công
việc. “Thay vì phỏng đoán, bạn nên hỏi xem nhà tuyển dụng xem bạn có thể liên
hệ bằng cách nào, vào thời gian nào và liệu có được tiếp tục cuộc hành trình
với NTD hay không” - theo Lizandra Vega , tác giả cuốn ” Hình ảnh của thành
công : Gây ấn tượng và giành lấy công việc bạn muốn ”
Thư cảm ơn
Cách để tạo ấn tượng tốt với NTD là gửi thư cảm ơn họ
sau khi buổi phỏng vấn kết thúc. Bạn không cần một bức thư quá cầu kỳ, chỉ một
email là đủ.Trong thư, bạn nên cảm ơn vì họ đã quan tâm và dành thời gian cho
bạn, đồng thời thể hiện mong muốn có cơ hội làm việc với công ty. Thậm chí khi
bạn không trúng tuyển, NTD cũng sẽ nhớ bạn và biết đâu một ngày nào đó họ có
thể giới thiệu cho bạn một công việc thích hợp hơn thì sao.
Vậy bức thư đó nên gửi vào thời điểm nào? Câu trả lời
là trong vòng 24 giờ từ khi buổi phỏng vấn kết thúc, nhưng ít nhất cũng
hãy đợi từ 1 - 2 tiếng sau buổi phỏng vấn đó.
Gửi thư cho từng người trong buổi phỏng
vấn
Đây là một khía cạnh khác, mang tính truyền thông
nhiều hơn nhưng lại tạo cho bạn cơ hội tỏa sáng thật hiệu quả. Thay vì cảm ơn
một cách chung chung toàn bộ e-kíp đã có mặt trong buổi phỏng vấn,
Ford R. Myers – một chuyên gia tư vấn và là tác giả của “Tìm việc như ý bất
chấp khó khăn”, khuyên rằng bạn nên gửi mail kèm theo tài liệu cụ thể cho từng
người để họ hiểu rõ hơn về năng lực, thành tích cũng như ý kiến của bạn với
những thách thức công ty đang đối diện. Bạn cũng có thể dùng chính những câu
hỏi phỏng vấn mà bạn chưa hài lòng với câu trả lời của mình lúc đó để xây dựng
thành bản hỏi đáp mới gửi cho NTD”.
Trò chơi chờ đợi và nhớ rằng hãy luôn
làm theo chỉ dẫn
Hầu hết các ứng viên đều biết rằng qua trình đưa ra
quyết định có thể kéo dài đến cả tháng. Đừng quá nóng vội mà hãy dành khoảng
thời gian đó làm những điều bạn thích.
Nếu NTD yêu cầu bạn liên lạc lại bằng email thì đừng
gọi điện thoại, họ bảo bạn chờ trong 2 tuần bạn hãy chờ đúng khoảng thời gian
đó.Và nếu bạn quên những bước tiếp theo của quá trình phỏng vấn, hãy email cho
NTD và hỏi rõ về điều này.
Cạnh
tranh hết mình
Hãy viết một bức thư cho người đứng đầu bộ phận tuyển
dụng để nói về những kỹ năng và phẩm chất của bạn phù hợp với công ty. Điểm mấu
chốt là bạn không được ném tất cả qua một bên sau khi kết thúc cuộc phỏng vấn.
Để chắc chắn bạn nhận được công việc mình mong muốn, không được để tình thần
của bạn nguội đi trong toàn bộ quá trình. Bắt đầu bằng việc xây dựng cho mình
một mạng lưới quan hệ rộng và trong tương lai, chính mạng lưới quan hệ đó sẽ
giúp ích cho bạn rất nhiều trên chặng đường phát triển của bản thân.
Học,
học và học
Bạn đâu thể biết được rằng bạn có được đi tiếp hay
không, vì vậy phải luôn có sự chuẩn bị tốt nhất cho mọi tình huống. Joe
Weinlick, phó chủ tịch bộ phận tiếp thị của Beyond.com cho rằng: “Hãy tìm hiểu
thật sâu những thông tin về công ty, những thông tin mà hầu hết mọi người sẽ
không thấy trên website. Nó có thể là một dự án lớn, một dấu mốc quan trọng,
hay một sáng kiến mới trong công ty. Nếu bạn có được những thông tin quý báu đó
cho chặng đường tiếp theo, nó sẽ là một lợi thế rất lớn giúp bạn chiến thắng
các ứng viên khác đó.
Cuối cùng, dù bạn không trúng tuyển lần
này, hãy giữ thái độ lịch sự nhất. Chẳng ai nói trước được điều gì, cơ cấu
tổ chức của công ty có thể lại thay đổi và nhiều vị trí khác lại mở ra. Bởi
vậy, theo Myers, nếu không trúng tuyển, bạn cũng nên gửi một lá thư cảm ơn nhà
tuyển dụng và hy vọng có cơ hội hợp tác lần sau. “Việc này sẽ giúp bạn có được
sự thiện cảm từ nhà tuyển dụng, phân tách bạn giữa một loạt các ứng viên khác
một cách tích cực”.
Đăng nhận xét Blogger Facebook