Sau đây là cái nhìn tổng quan về Bài kiểm tra tâm lý dành cho những ứng viên chưa có nhiều kinh nghiệm tham gia Test tuyển dụng. Hãy cùng Free Share Online lần lượt trả lời từng câu hỏi:
1. Bài kiểm tra tâm lý ứng viên là gì?
Có rất nhiều phong cách cũng như kiểu cách khác nhau để kiểm tra tâm lý ứng viên, tất cả chúng đều được xây dựng dựa trên ba lĩnh vực phổ biến và quan trọng nhất
Bài kiểm tra năng lực: Mục tiêu của bài kiểm tra này là đánh giá các khả năng khác nhau của ứng viên, từ khả năng tính toán đến nhận thức về không gian, và còn nhiều hơn thế.
Kiểm tra hành vi: Bài kiểm tra này nhằm mục đích làm nổi bật những đặc điểm tính cách cụ thể của ứng viên, với vai trò giúp nhà Quản trị Nhân sự có thể đánh giá sự phù hợp của ứng viên đối với các vai trò chuyên biệt khác nhau. Bài kiểm tra có thể nằm dưới dạng hình thức các câu hỏi về tính cách, kỹ năng lãnh đạo, kiểm tra khả năng tự tạo động lưc và cách ứng viên phán đoán, xử lí tình huống.
Kiểm tra thực tiễn - “Ngày đánh giá” (Assessment Day Exercises): Dựa trên những đánh giá về khả năng tương tác, kết nối giữa người và người trong công việc. Bài kiểm tra này yêu cầu ứng viên tận dụng các kỹ năng cụ thể của bản thân để xử lí công việc thực tế. Bài kiểm tra thường được thực hiện bởi những nhà giám định, tâm lý học
Ngoài những thách thức về kiến thức qua việc trả lời các câu hỏi, một trở ngại khác đối với các ứng viên là đương đầu với lượng thời gian ngắn ngủi của các bài kiểm tra. Trong bài Kiểm tra năng lực và Kiểm tra thực tiễn, các ứng viên phải đối mặt với áp lực lớn từ thời gian hạn chế. Ngược lại bài Kiểm tra hành vi lại cho phép các ứng viên dư giả về mặt thời gian.
Vai trò bài kiểm tra tâm lý trong quy trình tuyển dụng
Hầu hết các ứng viên phải trải qua một quy trình tuyển dụng trong đó bao gồm một số hoặc tất cả các yếu tố sau:
- Ứng tuyển trực tuyến: Bao gồm việc điền các thông tin cá nhân, gửi CV, trả lời một số câu hỏi năng lực và tâm lý nhất định
- Bài kiểm tra tâm lý: Kiểm tra năng lực, kỹ năng. Thường diễn tra trực tuyến
- Phỏng vấn: có thể là phỏng vấn qua điện thoại, Skype hoặc một cuộc gặp gỡ trực tiếp tại văn phòng công ty
- Kiểm tra thực tiễn - “Ngày đánh giá”: Bao gồm các hoạt động nhóm, kiểm tra tình huống công việc thực tế, giải quyết tình huống/thuyết trình (case study/presentation), …
2. Tại sao các công ty lại sử dụng bài kiểm tra tâm lý ứng viên ?
Có hai lý do lớn để các công ty sử dụng bài kiểm tra tâm lý ứng viên: Thứ nhất là cải thiện chất lượng và giảm chi phí cho quá trình tuyển dụng, thứ hai là gia tăng chất lượng các ứng viên trở thành nhân viên chính thức sau này, tránh trường hợp nhảy việc của nhân viên.
Cuộc cách mạng công nghệ thông tin đã biến quá trình tuyển dụng trở thành một lĩnh vực khoa học đạt sự chính xác cao. Các công ty sử dụng quy trình kiểm tra tâm lý phức tạp và nghiêm ngặt để tối ưu hóa quy trình tuyển dụng của họ. Theo các chuyên gia tư vấn: sử dụng những bài kiểm tra tâm lý có thể giúp các công ty tìm thấy người có kỹ năng mà họ đang cần và tiết kiệm một lượng lớn chi phí, tăng lợi nhuận cho công ty trong dài hạn.
3. Những điều trên có ý nghĩa gì đối với ứng viên?
Thứ nhất, quy trình tuyển dụng của công ty có thể nói cho bạn biết rất nhiều về công ty mà bạn đang ứng tuyển. Nếu bài kiểm tra nhấn mạnh vào một kỹ năng nào đó, thí dụ như kỹ năng làm việc với các con số, hay kỹ năng thuyết trinh, thì đều có thể giúp bạn biết kỹ năng nền tảng trong công việc mình đang ứng tuyển là gì.
Thứ hai, các công ty đang tìm kiếm những năng lực và kỹ năng cụ thể trong số các ứng viên, do đó việc hiểu kỹ về bài kiểm tra có thể cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về những gì công ty đang tìm kiếm. Ngoài ra, bài kiểm tra còn cho phép những người bị áp lực trong những cuộc phỏng vấn một cơ hội thứ hai.
Tóm lại, hãy sử dụng những điểm mạnh của bản thân để thể hiện trình độ của mình trong bài kiểm tra tâm lý
Đăng nhận xét Blogger Facebook