Vậy khi thuyết trình chúng ta cần tránh điều gì ?
1. Đừng đọc :
Không nên đọc một bài phát biểu đã viết sẵn trên giấy. Trong trường hợp bạn có một bài phát biểu dài, chỉ nên đọc các trích dẫn, số liệu phức tạp.
Khi bạn thuyết trình với powerpoint, tuyệt đối không nhìn vào và đọc – khán giả có thể tự làm điều đó. Khi slide hiện ra, bạn nên ngừng một khoảng thời gian để khán giả đọc (đằng nào thì họ cũng chẳng để ý những gì bạn nói khi đó).
Đọc những gì đã viết sẵn hoặc trên powerpoint thể hiện sự thiếu tôn trọng đối với khán giả. Nó có nghĩa là: “Khán giả không hề quan trọng đối với tôi nên thậm chí tôi không cần học thuộc các thông tin đó khi trình bày”.
2. Đừng thờ ơ :
Nếu bạn nói như thể khán giả không tồn tại, bằng cách nói chuyện với bức tường phía sau hoặc những ánh mắt thiếu tập trung thì có nghĩa bạn đang nói với họ rằng họ không đáng để bạn chú ý đến. Đôi khi bạn làm vậy nhằm giảm bớt nỗi lo lắng khi mọi người đều hướng mắt vào mình. Vì vậy, mấu chốt là bạn cần thật sự tự tin, chiến thắng nỗi sợ hãi trước đám đông.
Nếu bạn nói như thể khán giả không tồn tại, bằng cách nói chuyện với bức tường phía sau hoặc những ánh mắt thiếu tập trung thì có nghĩa bạn đang nói với họ rằng họ không đáng để bạn chú ý đến. Đôi khi bạn làm vậy nhằm giảm bớt nỗi lo lắng khi mọi người đều hướng mắt vào mình. Vì vậy, mấu chốt là bạn cần thật sự tự tin, chiến thắng nỗi sợ hãi trước đám đông.
3. Đừng lừ đừ :
Nguyên tắc chung khi nói trước đám đông là đứng thẳng người. Một điều cần lưu ý là không nên cho tay vào túi quần khi nói. Mặc dù trong một số trường hợp, cử chỉ này được coi là bình thường. Bàn tay chính là ngôn ngữ cơ thể có tác động mạnh nhất khi nói trước công chúng.
Nguyên tắc chung khi nói trước đám đông là đứng thẳng người. Một điều cần lưu ý là không nên cho tay vào túi quần khi nói. Mặc dù trong một số trường hợp, cử chỉ này được coi là bình thường. Bàn tay chính là ngôn ngữ cơ thể có tác động mạnh nhất khi nói trước công chúng.
4. Đừng nói “à”, “ừm”, “ờ” :
Chúng ta rất thường sử dụng những từ như “à”, “ừm” và “ơ” khi chúng ta suy nghĩ. Điều này ngụ ý bạn có vẻ không chắc chắn lắm. Khán giả sẽ cảm thấy khó hiểu và không tin tưởng những gì bạn nói.
Chúng ta rất thường sử dụng những từ như “à”, “ừm” và “ơ” khi chúng ta suy nghĩ. Điều này ngụ ý bạn có vẻ không chắc chắn lắm. Khán giả sẽ cảm thấy khó hiểu và không tin tưởng những gì bạn nói.
5. Đừng hấp tấp :
Khi bạn cảm thấy lo lắng, một phản ứng là bạn có thể là tăng nhanh tốc độ nói, vì trong tiềm thức bạn muốn cố gắng kết thúc phần thuyết trình càng sớm càng tốt. Khi bạn nói chuyện tốc độ nhanh, người nghe nhiều khả năng sẽ bỏ lỡ hay quên hẳn đi những điều bạn đang đề cập đến. Nếu diễn đạt những ý tưởng phức tạp, bạn nên dành một thời gian để mọi người nắm bắt và hiểu được vấn đề.
Khi bạn cảm thấy lo lắng, một phản ứng là bạn có thể là tăng nhanh tốc độ nói, vì trong tiềm thức bạn muốn cố gắng kết thúc phần thuyết trình càng sớm càng tốt. Khi bạn nói chuyện tốc độ nhanh, người nghe nhiều khả năng sẽ bỏ lỡ hay quên hẳn đi những điều bạn đang đề cập đến. Nếu diễn đạt những ý tưởng phức tạp, bạn nên dành một thời gian để mọi người nắm bắt và hiểu được vấn đề.
6. Đừng lãng phí thời gian :
Ngược lại với hấp tấp vội vã là dây dưa lãng phí thời gian, nói một cách chậm rãi từ tốn như thể bạn đang có rất nhiều thời gian cho phần trình bày của mình. Nó sẽ khiến cho người nghe cảm thấy chán ngắt.
Một trường hợp phổ biến là bình luận lạc đề (bình loạn) hay sa đà vào nội dung phụ. Có thể bạn rất hứng thú với những gì mình nói nhưng khán giả thì ngáp liên tục.
Ngược lại với hấp tấp vội vã là dây dưa lãng phí thời gian, nói một cách chậm rãi từ tốn như thể bạn đang có rất nhiều thời gian cho phần trình bày của mình. Nó sẽ khiến cho người nghe cảm thấy chán ngắt.
Một trường hợp phổ biến là bình luận lạc đề (bình loạn) hay sa đà vào nội dung phụ. Có thể bạn rất hứng thú với những gì mình nói nhưng khán giả thì ngáp liên tục.
7. Đừng nói xin lỗi :
Tránh xin lỗi và đặc biệt khi nó làm cho bạn trông không đủ năng lực và vô tâm. Điển hình là đừng bao giờ bắt đầu bài thuyết trình bằng câu “Xin lỗi nhưng tôi không có thời gian chuẩn bị kĩ” vì điều này ngụ ý là khán giả cảm thấy bị xem là họ không quan trọng đối với bạn.
Tránh xin lỗi và đặc biệt khi nó làm cho bạn trông không đủ năng lực và vô tâm. Điển hình là đừng bao giờ bắt đầu bài thuyết trình bằng câu “Xin lỗi nhưng tôi không có thời gian chuẩn bị kĩ” vì điều này ngụ ý là khán giả cảm thấy bị xem là họ không quan trọng đối với bạn.
8. Đừng thiếu tôn trọng :
Hãy luôn luôn và luôn luôn tôn trọng khán giả, ngay cả khi họ thô lỗ, ngu ngốc hay vô cảm. Trình bày thật tốt những gì bạn đã chuẩn bị và hãy lắng nghe cẩn thận những lời nhận xét . Nếu ai đó chỉ trích, thì bạn không nên tham gia vào trận đấu khẩu. Bởi khi đó bạn trở thành một diễn giả tệ hại, ngay cả khi bạn chưa bắt đầu phần nói của mình. Nên tôn trọng quan điểm của họ, ngay cả khi bạn không hoàn toàn đồng ý điều đó.
Hãy luôn luôn và luôn luôn tôn trọng khán giả, ngay cả khi họ thô lỗ, ngu ngốc hay vô cảm. Trình bày thật tốt những gì bạn đã chuẩn bị và hãy lắng nghe cẩn thận những lời nhận xét . Nếu ai đó chỉ trích, thì bạn không nên tham gia vào trận đấu khẩu. Bởi khi đó bạn trở thành một diễn giả tệ hại, ngay cả khi bạn chưa bắt đầu phần nói của mình. Nên tôn trọng quan điểm của họ, ngay cả khi bạn không hoàn toàn đồng ý điều đó.
Chúc các bạn thành công và thuyết trình thật tốt !!
Đăng nhận xét Blogger Facebook