Google là một công ty mà hầu như mọi người trên thế giới này đều biết đến với cái tên công cụ tìm kiếm lớn nhất thế giới. Ngoài ra, Google còn cung cấp rất nhiều dịch vụ khác như về quảng cáo, quản trị web, thiết kế web, Gmail, tên miền,.... Ngày nay, hầu như mỗi ngày chúng ta đều phải sử dụng đến dịch vụ của Google, vậy tại sao Google lại lớn mạnh đến vậy? Hãy thử tìm hiểu cách làm việc nhóm tạo Google nhé!
Vấn đề không phải ai ở trong nhóm, mà là cách các thành viên tương tác với nhau
Google muốn biết bí quyết để tạo dựng một đội ngũ làm việc hiệu quả hơn. Vì thế công ty này đã giao nhiệm vụ cho một đội tìm ra bí quyết đó.
Dự án này, có tên là Dự án Aristotle, kéo dài vài năm, đã tiến hành phỏng vấn hàng trăm nhân viên và phân tích các dữ liệu về nhân sự thuộc hơn 100 đội đang hoạt động trong công ty.
Họ đã nỗ lực hết sức để tìm kiếm một công thức thần kỳ – sự kết hợp hoàn hảo các cá nhân cần thiết để tạo ra một đội ngũ ưu tú – nhưng điều đó không đơn giản thế.
Giải pháp theo hướng dựa vào dữ liệu của Google cuối cùng chỉ mang lại những gì mà các lãnh đạo trong công ty đã biết từ bấy lâu nay: các đội ưu tú nhất đều tôn trọng cảm xúc của nhau và đều quan tâm đến một điều là mọi thành viên nên đóng góp vào các cuộc thảo luận như nhau.
Điều này không liên quan lắm đến việc ai ở trong đội, mà chủ yếu là các thành viên tương tác với nhau ra sao.
Kết quả này khá trùng khớp với những gì Stephen Covey đã nói trong cuốn sách có nhiều ảnh hưởng “ 7 thói quen của những người có hiệu suất cao ”, xuất bản năm 1989: Các thành viên của một đội làm việc hiệu quả đều nỗ lực để hiểu nhau, tìm cách thông cảm cho nhau và cố gắng làm cho người khác hiểu mình.
Matt Sakaguchi, một quản lý tầm trung ở Google, rất muốn đưa các kết quả từ dự án Aristotle vào thực tiễn.
Trong cuộc nói chuyện với tạp chí New York Times, anh đã cho biết mình đưa cả đội đến một chỗ không phải nơi làm việc để bộc bạch về việc mình bị ung thư. Các đồng nghiệp ban đầu đều nín lặng, nhưng rồi họ bắt đầu chia sẻ những câu chuyện riêng tư của riêng mình.
Điểm mấu chốt trong cách làm của Sakaguchi, và kết quả mà Google tìm được, là khái niệm “an toàn tâm lý”, một mô hình làm việc tập thể trong đó các thành viên đều tin tưởng rằng việc mạo hiểm chia sẻ các ý tưởng của mình là an toàn và không sợ bị bẽ mặt. Như Google giải thích:
“Liệu bạn có cảm thấy hoàn toàn thoải mái khi hỏi mục đích của cuộc bàn luận là gì mà không sợ bị coi là người ngoài cuộc không? Hay bạn chọn cách tiếp tục tham gia bàn luận mà không làm rõ bất kỳ điều gì cả, để tránh bị coi là một kẻ vô ý thức?”
Giáo sư Amy Edmondson của Trường Kinh doanh Harvard đã khảo sát tỉ mỉ khái niệm này trong một nghiên cứu thực hiện vào năm 1999 , trong đó kết luận rằng “an toàn tâm lý” làm tăng hiệu quả làm việc của các nhóm.
Giờ đây Google coi an toàn tâm lý là yếu tố chủ chốt để xây dựng được một đội làm việc hiệu quả.
Nói tóm lại, bí quyết là hãy tỏ ra tử tế.
Đăng nhận xét Blogger Facebook